Ngày đóng tiền điện luôn là một ẩn số lớn đối với người sử dụng điện dù lâu năm. Vậy làm sao để biết ngày đóng tiền điện? Ngày chốt số điện và lịch đóng phí là khi nào?


*
*

Bạn là một người luôn bận rộn trong guồng quay công việc với khối lượng khổng lồ? Bạn thường xuyên quên thanh toán hóa đơn điện nước vì không thể nhớ ngày đóng tiền điện khiến hóa đơn luôn bị trễ hạn? Bạn lo sợ sự “não cá vàng” của mình sẽ dẫn đến việc bị cắt điện đột ngột trong tương lai? Mọi âu lo này của bạn sẽ được giải quyết nếu bạn nắm được ngày chốt số điện, lịch báo hóa đơn, cũng như ngày đóng tiền điện hàng tháng.

Bạn đang xem: Ngày chốt số điện hàng tháng

Vậy tại sao đa số người dân đều không thể nắm rõ được ngày đóng tiền điện hay thời gian liên quan đến việc quản lý điện sinh hoạt? Lý do là vì ngày đóng tiền điện không được quy định theo một ngày cụ thể. Lịch chốt số điện hay báo hóa đơn cũng sẽ tùy thuộc vào thời gian của từng năm hay từng vùng miền riêng biệt.

Ngày đóng tiền điện là khi nào?

Như đã đề cập, không có ngày đóng tiền điện EVN (Électricité du Vietnam: Tập đoàn Điện lực Việt Nam) cụ thể trong tháng mà sẽ dao động trong khoản thời gian nhất định. Theo Cục điều tiết Điện lực, có các quy ước chung về lịch tính ngày chốt số điện, lịch thông báo hóa đơn và đóng tiền điện.

Ngày chốt số điện

Mỗi tháng, ngày chốt số điện sẽ thường rơi vào ngày 20 và 21 ở hầu hết các khu vực, địa phương tại Việt Nam. Trong đó, ký hiệu P GCS (Indicator recording date) trên hóa đơn tiền điện có ý nghĩa là phiên ghi chỉ số ngày 21 tháng ghi chỉ số.

Lịch thông báo hóa đơn

Sau khi nhân viên điện lực đo lường và chốt chỉ số điện, bạn sẽ nhận được hóa đơn điện trong khoảng thời gian từ ngày 10 – 14 tháng sau là chậm nhất. Qua đó, bạn có thể ước lượng rằng thời điểm nhận thông báo hóa đơn sẽ chênh lệch khoảng 10 ngày so với mốc thời gian chốt số điện.

Lịch thanh toán tiền điện

Theo quy định trong hợp đồng mua bán điện tiêu chuẩn, ngày thanh toán tiền điện thông thường sẽ từ 5 – 7 ngày kể từ ngày nhận thông báo hóa đơn điện. Tuy nhiên, thời hạn thanh toán tiền điện sẽ có sự chênh lệch một ngày giữa các thành phố hoặc khu vực. Bạn cần lưu ý kỹ thời gian thu phí điện phổ biến nhất trong khu vực sinh sống nhằm có kế hoạch đóng tiền điện và chi tiêu phù hợp. Nếu bạn vượt quá thời hạn thanh toán tiền điện, bạn sẽ phải đối mặt với tình trạng cắt điện theo đơn vị cung cấp điện.

Trễ hạn thanh toán tiền điện sẽ như thế nào?

Theo quy định, nếu bạn bị quá hạn thanh toán tiền điện, bạn sẽ bị cắt điện sinh hoạt. Trong trường hợp này, bạn phải tiến hành đóng tiền điện còn nợ cộng với phí nộp phạt trễ hạn theo quy định trong hợp đồng mua bán điện.

Xem thêm: Chồng Bảo Thy Đã Có Vợ - Gia Tài Của Bảo Thy Bên Trong Căn Biệt Thự Đang

Quy định về quá hạn nộp tiền điện

Theo luật điện lực sửa đổi năm 2012 quy định “Trong trường hợp bên mua điện không trả tiền điện và đã được bên bán thông báo 2 lần thì sau 15 ngày, kể từ ngày thông báo lần đầu tiên, bên bán điện có quyền ngừng cung cấp điện. Bên bán điện phải thông báo thời điểm ngừng cấp điện cho bên mua điện trước 24h và không chịu thiệt hại về việc ngừng cấp điện do bên mua điện gây ra.

Nói cách khác, sau 15 ngày kể từ ngày hạn chót đóng tiền điện, điện sinh hoạt của gia đình sẽ bị ngắt tạm thời nếu bạn không thanh toán đầy đủ hóa đơn tiền điện. Để có thể sử dụng điện trở lại, bạn cần thanh toán nhanh chóng khoản phí điện còn nợ. Bạn có thể thanh toán tiền điện bằng nhiều phương thức khác nhau, kể cả thông qua dịch vụ thu hộ tiền điện với ngân hàng hoặc các tổ chức trung gian.

Các phương thức thanh toán tiền điện phổ biến

Mức phí nộp phạt

Ngoài số tiền điện còn nợ, bạn còn phải trả thêm phí cấp điện trở lại nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng điện sinh hoạt cho Tổng công ty Điện lực. Theo quy định, mức phí nộp phạt sẽ được quy đổi khác nhau dựa trên chỉ số sử dụng điện của bạn, cụ thể:

Nhỏ hơn hoặc bằng 0,4kV (=Trên 0,4kV đến 35kV (0,4kV Lớn hơn 35kV (>=35kV): 344.000 đồng.

Giải pháp đóng tiền đúng hạn

Để giải quyết vấn đề nan giải này, bạn cần một công cụ có thể nhắc nhở định kỳ các khoản chi phí điện hàng tháng mà không cần phải tự ước lượng thời gian chính xác. Điều này hoàn toàn có thể với các nền tảng thanh toán trực tuyến đã và đang phát triển trên thị trường hiện nay. Với các ứng dụng này, bạn có thể thanh toán tiền điện bất kỳ lúc nào, ở bất cứ đâu mà không phải di chuyển đến các địa điểm thu phí. Đặc biệt, các ứng dụng này được tích hợp tính năng tự động thông báo ngày đóng tiền điện cho bạn với chi tiết khoản phí tương ứng.

Có rất nhiều kênh thanh toán trực tuyến được sử dụng rộng rãi có thể kể đến, bao gồm MoMo, VTC Pay, Zalo Pay, Viettel Money,…Mỗi nền tảng sẽ mang lại những giá trị và lợi ích khác nhau cho khách hàng trong các vấn đề thanh toán, thu chi. Tuy nhiên, Viettel Money nổi bật hơn cả với tính ứng dụng cao trong tiến trình hỗ trợ người dùng thanh toán các khoản chi phí thiết yếu.

Viettel Money là hệ sinh thái tài chính số được nghiên cứu và phát triển dựa trên nhu cầu thanh toán gia tăng của người tiêu dùng hiện nay. Với sự uy tín, linh hoạt, và hiệu quả, Viettel Money là giải pháp tối ưu bậc nhất cho các hoạt động thanh toán đời thường. Hơn thế nữa, Viettel Money sẽ là người đồng hành đáng tin cậy cho bạn trong quá trình theo dõi, quản lý, và thanh toán hóa đơn điện của bạn. 

Tiền điện tăng

Tiền điện giờ cao và thấp điểm

Tính tiền điện sinh hoạt

Ngày đóng tiền điện cần được lưu tâm hàng đầu để phòng tránh rủi ro bị ngắt điện, tâm chí đóng phạt trong tương lai. Biết được ngày đóng tiền điện, bạn còn có thể có kế hoạch quản lý chi tiêu gia đình một cách logic và hiệu quả hơn. Từ đó, có thể cân bằng các chi phí khác mà không lo sợ việc thâm hụt tài chính. Với Viettel Money, mọi quan ngại về việc trễ hạn ngày đóng tiền điện sẽ được giải quyết triệt để. Hãy tham gia thanh toán tiền điện tại Viettel Money để an tâm hơn về hạn đóng phí cũng như nhận được những ưu đãi hấp dẫn giúp tiết kiệm chi phí thông minh.