U bã đậu ở vành tai là tình trạng khá phổ biến. Ngoài ra U bã đậu còn mọc ở sau tai, dái tai hoặc thậm chí trong loa tai. Bệnh thường khiến người mắc lo lắng không biết có nguy hiểm không và nên điều trị như thế nào?

1. U bã đậu ở vành tai là gì?

U bã đậuđược hình thành từ các nang tuyến bã nằm dưới chân lông của vành tai. Khi tuyến bã tiết chất nhầy, mồ hôi hoặc vệ sinh tai không sạch sẽ dẫn đến lỗ chân lông bị bít hẹp gây ứ động chất bã dẫn đến nổi u bã đậu tại đây.

Bạn đang xem: Nổi cục ở vành tai

*
U bã đậu

Bình thường nó không gây đau đớn, chậm lớn, không có mủ trừ trường hợp bị nhiễm trùng

Khi bị nhiễm trùng hoặc tổn thương do va chạm, để không làm tổn thương nặng thêm bạn không được bóp, nặn hay sờ vào chúng vì nó có thể gây nhiễm trùng lan rộng, vỡ mủ bất cứ lúc nào.

Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ vùng có khối u. Song song với đó bạn đến cơ sở khám bệnh gần nhà để được bác sĩ khám và làm tiểu phẫu lấy hết khối u bã đậu vành tai giúp bạn nhanh chóng hồi phục.

2.U bã đậu ở vành tai có nguy hiểm không?

*
Hình ảnh: Chụp từ bé khám tại Bệnh viện đa khoa Hòa Bình

U bã đậu ở vành tai lành tính nên không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên kích thước của u có thể tăng dần, tổ chức bên trong bị hoại tử, dễ dẫn đến viêm loét, mưng mủ. Nếu đến giai đoạn này mới bắt đầu điều trị, người bệnh phải chịu nhiều đau đớn và tốn kém tiền bạc.

U bã đậu ở vành tai cũng gây mất thẩm mỹ cho cơ thể, khiến người bệnh mất tự tin.

Xem thêm: Cách Ôn Thi Đại Học Môn Toán Hiệu Quả, 4 'Nguyên Tắc Vàng' Ôn Thi Môn Toán

Khi bị bội nhiễm, hoại tử sẽ gây sưng tấy đau đớn cho bệnh nhân

3. U bã đậu ở vành tai khi nào cần xử lý?

Nếu thấy xuất hiện u bã đậu ở vùng tai, mọi người nên điều trị sớm khi khối u không đau và chưa phát triển lớn (kích thước chỉ khoảng 1 – 2 cm). Đây là thời điểm thực hiện tiểu phẫu thích hợp nhất. Thực hiện cắt u bã đậu lúc này sẽ đơn giản hơn, ít ảnh hưởng hơn và khả năng lành vết thương nhanh chóng.

Nếu để tồn tại lâu, khối u có thể bị bội nhiễm, gây chảy mủ, sưng tấy, thậm chí viêm loét. Khi đó mới điều trị sẽ khó khăn, phức tạp hơn rất nhiều. Cắt bỏ u bã đậu lúc này không những gây đau đớn, tốn kém về tiền bạc hơn. Ngoài ra, phẫu thuật lúc này còn có nguy cơ để lại sẹo xấu.

4. Điều trị u bã đậu ở vành tai bằng cách nào an toàn và hiệu quả?

*
Mổ tiểu phẫu U bã đậu

Phương pháp điều trị u bã đậu ở tai phù hợp, hiệu quả và an toàn nhất là tiểu phẫu ngoại khoa. Tiểu phẫu cắt u bã đậu là rất cần thiết nhằm loại bỏ toàn bộ khối u và vỏ bọc. Đây là cách điều trị hiệu quả nhất cho tình trạng này.

Người bệnh nên đến khám và điều trị tại các bệnh viên chuyên khoa hoặc bệnh viện đa khoa Hòa Bình có chuyên khoa Tai Mũi Họng với đội ngũ bác sỹ chuyên môn cao và uy tín.

Một số hình ảnh sau ca tiểu phẫu

Bé A đã đến Bệnh viện đa khoa Hòa Bình khám lúc 8h sau khi được bác sỹ Trung tại Khoa liên chuyên khoa - Tai Mũi Họng chẩn đoán và đã thực hiện gây tê và làm tiểu phẫu u bã đậu sau vành tai ngay tại phòng khám. Sau 20p - 25p cuộc tiểu phẫu đã hoàn toàn thành công vết tiểu phẫu gọn gàng