Hòm thư góp ý được là kênh đối thoại phổ biến, phù hợp với nhiều loại hình doanh nghiệp, với nhiều đối tượng NLĐ. Đây là một kênh đối thoại tốt giúp NLĐ thoải mái chia sẻ ý kiến của mình, đưa ra những gợi ý, sáng kiến, cũng như đề xuất với doanh nghiệp nhằm cải thiện điều kiện làm việc và tăng cường hiểu biết lẫn nhau, giúp khắc phục triệt để tâm lý ngại ngùng, rụt rè của NLĐ.

Bạn đang xem: Hòm thư góp ý trong doanh nghiệp

CÁC BƯỚC THIẾT LẬP HÒM THƯ GÓP Ý

Bước 1. Thiết kế hòm thư góp ý với 1 khe bỏ thư và 1 ổ khóa, hình thức hòm thư cần thân thiện, dễ nhìn. Hòm thư nên được thiết kế những gam màu lạnh: xanh lá cây, xanh da trời, xanh lơ,…

Bước 2. Đặt hòm thư góp ý tại những địa điểm mà tất cả mọi người có thể tiếp cận (nhà ăn, hành lang, lối đi lại). Hòm thư nên bố trí xa khối văn phòng, khu vực làm việc của quản lý,…, để tránh tâm lý lo lắng, sợ sệt của NLĐ.

Bước 3. Thông báo với công nhân rằng họ có thể viết ra giấy những góp ý, phàn nàn hay sáng kiến của mình để cải tiến hoạt động bộ phận sản xuất của mình hoặc của cả nhà máy và bỏ vào hòm thư góp ý.

Xem thêm: Hình Ảnh Đáng Nhớ Đêm Chung Kết Giọng Hát Việt Nhi 2016, Nhật Minh Đoạt Quán Quân The Voice Kids 2016

Bước 4. Cử một cán bộ quản lý thường xuyên lấy thư từ hòm thư góp ý, có thể 1 tuần/1 lần và lấy trong giờ hành chính. Thư lấy ra sẽ được mang ngay về phòng làm việc của cán bộ, tránh làm thất lạc thư. Tất cả các thư sẽ được trả lời trong vòng 3 ngày, thư trả lời sẽ được dán trên bảng thông báo hoặc phổ biến trực tiếp với toàn thể NLĐ.

Bước 5. Nên lập 1 Ban phụ trách việc rà soát và xử lý thông tin thu thập được trong hòm thư góp ý, lựa chọn các sáng kiến, góp ý có thể thực hiện được và đề xuất biện pháp cải tiến. Ban phụ trách gồm: Đại diện BGĐ công ty, Trưởng phòng nhân sự, Chủ tịch Công đoàn và Quản đốc phân xưởng.

Bước 6. Triển khai các sáng kiến, góp ý hay và hữu ích ngay sau khi cấp trên đồng ý, và giải đáp cho NLĐ biết những ý kiến không thực hiện được.

Bước 7. Tuyên dương và thưởng cho những công nhân có những sáng kiến, góp ý hay để thể hiện sự ghi nhận của công ty cho những đóng góp của công nhân. Ví dụ: Dán thông tin kèm ảnh của NLĐ có sáng kiến hay lên bảng thông báo của toàn công ty; thưởng nóng cho NLĐ; ghi nhận và lưu hồ sơ để xét bình bầu danh hiệu vào cuối tháng/quý/năm;…

*


*

Tôi là thực tập sinh nhật bản 1 năm đã về nước trước đây tôi sang nhật đi làm và đã kết thúc chương trình thực tập sinh về nước.nhưng do địa phương sinh sống không có công việc phù hợp với những gì tôi học tập ở nhật nên tôi muốn đi nhât 1 lần nữa. Gần đây tôi được biết chính phủ nhật bản đã thông qua chương trình nhằm thu hút thêm lao động như chúng tôi quay lại làm việc đó là loại hình thực tập sinh kĩ năng đặc biệt tokutei gino… và uu cầu thực tập sinh phải có thi kì thi tay nghề mà chính phủ nhật đã thông qua…trong 14 ngành nghề đk xác định rõ. Hiện 1 số ngành nghề đã được tổ chức thi tại nhật và 1 số quốc gia như indonesia philipin ….vv . Vậy rất mong các bộ ngành liên quan của việt nam tạo điều kiện quan tâm hơn nữa chương trình này. Và sớm tổ chức kì thi tay nghề tại việt nam tạo điều kiện cho hàng nghìn ng như chúng tôi có thể quay lại nhật học hỏi và làm việc kiếm thêm thu nhập và gop phần thay đổi quê hương đất nước ạVậy mong các cô chú đang làm việc lien quan đến vấn đề này xúc tiến nhanh để các cháu có cơ hội giao luu học hỏi và thay đổi kinh tế gia đình. Sớm cho chúng cháu thông báo về kì thi kĩ năng đặc định của 1 nghành nghề nào đó có thể tô chức ở việt nam như bạn bè trong khu vực họ đã làmChau xin cảm ơn ạ